CHẾ ĐỘ ĂN CHAY CÓ THỂ CẢI THIỆN NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH

Thời gian làm việc: Thứ 2 - Thứ 7: 17h30 - 21h00 (CN & ngày lễ: nghỉ)
CHẾ ĐỘ ĂN CHAY CÓ THỂ CẢI THIỆN NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH
Ngày đăng: 28/09/2023 12:06 PM

    CHẾ ĐỘ ĂN CHAY CÓ THỂ CẢI THIỆN NGUY CƠ BỆNH TIM MẠCH

    BS.Lưu Gia Huy, BS. Nguyễn Xuân Trình

    Một phân tích tổng hợp các thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên cho thấy những người đang mắc hoặc có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch nếu duy trì chế độ ăn chay trong vòng 6 tháng hoặc lâu hơn cho thấy những cải thiện đáng kể trong các yếu tố nguy cơ chính, bao  gồm cholesterol, kiểm soát đường huyết và trọng  lượng cơ thể.
    Nghiên cứu được công bố trực tuyến vào ngày 25/7/2023 trên tạp chí JAMA Network Open.

    Các tác giả nói rằng: "Những cải thiện lớn nhất về HbA1c và LDL-C quan sát thấy được ở những người mắc đái tháo đường type 2 và những người có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao, phản ánh rõ ràng tác dụng bảo vệ và tác động hỗ trợ của chế độ ăn chay trong việc phòng ngừa ban đầu các bệnh tim mạch".
    Chế độ ăn uống kém đã được công nhận là làm tăng bệnh suất và tử suất liên quan đến bệnh lý tim mạch; trong khi đó, mặc dù các cơ sở dữ liệu đã liên hệ giữa chế độ ăn chay với việc phòng ngừa bệnh tim mạch trong dân số chung, các nghiên cứu về tính hiệu quả của chế độ ăn này ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch vẫn còn thiếu.

     

    LDL-C, HbA1c và trọng lượng cơ thể giảm nhiều hơn với chế độ ăn chay
    Đối với phân tích tổng hợp, các nhà nghiên cứu đã xác định 20 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng liên quan đến chế độ ăn chay bao gồm 1878 người lớn có hoặc có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao và bao gồm các phép đo LDL-C, HbA1c hoặc huyết áp tâm thu.

    Độ tuổi trung bình của những người tham gia là 28 đến 64 tuổi. Các nghiên cứu bao gồm bệnh nhân mắc bệnh tim mạch (4 nghiên cứu), tiểu đường (7 nghiên cứu) và những người có ít nhất hai yếu tố nguy cơ tim mạch (9 nghiên cứu).
    Thời gian trung bình của can thiệp chế độ ăn uống là 25,4 tuần (khoảng 2 đến 24 tháng). Chế độ ăn được quy định phổ biến nhất là thuần chay (chỉ thực phẩm có nguồn gốc thực vật), chay lacto-ovo (không bao gồm thịt, gia cầm và hải sản nhưng cho phép các sản phẩm từ sữa và trứng) và chay lacto (không bao gồm thịt, gia cầm, hải sản và trứng nhưng cho phép các sản phẩm từ sữa như phô mai).

    Nhìn chung, những người tiêu thụ chế độ ăn chay trong trung bình 6 tháng, so với chế độ ăn nhóm chứng, đã giảm LDL-C nhiều hơn đáng kể là 6,6 mg/dL (nhiều hơn mức giảm đạt được với liệu pháp tiêu chuẩn); HbA1c giảm 0,24%; và trọng lượng cơ thể giảm 3,4 kg, nhưng việc huyết áp tâm thu chỉ giảm 0,1 mmHg (không lớn hơn đáng kể).
     

    Nguồn: trích từ Vegetarian Diets Can Improve High-Risk Cardiovascular Disease - Medscape - Jul 25, 2023
    (
    https://www.medscape.com/viewarticle/994758)

     

    Chính sách

    Phòng Khám Tim Mạch

    Bs CKII Nguyễn Xuân Trình

    Giá Yêu Thương

    Ưu Tiên Trẻ Em, Người Già

    Chuyên Khoa Tim Mạch

    Tư Vấn Online 18h00-21h00

     

     

    Vì sao bạn chọn

    Uy Tín

    Tận Tâm

    Hiệu Quả

    Trách Nhiệm

    Thiết Bị Hiện Đại

    0
    Zalo
    Hotline