Bạn cảm thấy khó thở cả khi đang nghỉ ngơi? Bạn thở không ra hơi khi leo cầu thang 2 tầng liên tục? Hay đi bộ 100m bạn đã phải dừng lại để nghỉ? Cùng những dấu hiệu đau tức ngực, ho, đau đầu, hồi hộp, vả mồ hôi? Hãy đến với phòng khám tim mạch BS CKII Nguyễn Xuân Trình, Uy Tín - Tận Tâm hết lòng với người bệnh vì một trái tim khỏe và sức khỏe tốt nhất cho bạn. Chúng tôi sẵn sàng tư vấn, khám, điều trị, có giải pháp phòng ngừa kịp thời khi dấu hiệu bệnh lý tim mạch còn rất sớm. BS CKII Nguyễn Xuân Trình từng tham gia báo cáo trong các hội nghị tim mạch toàn quốc và quốc tế cùng với hơn 20 năm kinh nghiệm làm việc , chúng tôi hiểu rõ bạn cần gì.
Bạn nên khám tim khi những triệu chứng còn sớm nhé
TRIỆU CHỨNG GỢI Ý BỆNH LÝ TIM MẠCH
BS CK II. Nguyễn Xuân Trình
Bạn nên khám tim mạch nếu có các triệu chứng gợi ý bệnh lý tim mạch sau:
- Khó thở: (Dyspnea)
Đặc điểm của khó thở do tim:
- Liên quan đến gắng sức, trừ phi bệnh đã nặng, khó thở cả khi nghỉ ngơi.
- Ngày càng nặng dần; thường được ước lượng bằng khoảng cách đi được hay số tầng lầu leo được.
- Có thể có các dấu hiệu kèm theo như đau đầu, hồi hộp, ho, vả mồ hôi.
Thang điểm đánh giá khó thở của Hiệp hội Lồng ngực Hoa Kỳ
Mô tả |
Thang điểm |
Độ |
|
0
1
2
3
4 |
Không khó thở
Khó thở nhẹ
Khó thở vừa
Khó thở nặng
Khó thở rất nặng |
- Cơn khó thở kịch phát về đêm (Paroxysmal nocturnal dyspnea)
Thường xảy ra vào 2-4 giờ sau khi nằm, làm bệnh nhân thức, phải ngồi dậy hay đứng dậy.
- Khó thở phải ngồi (Orthopnea)
Khi bệnh nhân đã suy tim nặng. Bệnh nhân phải chồng nhiều gối (2,3 hay 4) để ngủ trong đêm.
- Đau ngực (Precordial pain)
- Thường biểu hiện thiếu máu cục bộ cơ tim do suy động mạch vành. Cũng có thể do bệnh lý màng ngoài tim. Bệnh động mạch chủ hay tăng áp động mạch phổi.
- Đau thắc ngực do thiếu máu cục bộ cơ tim thường có cảm giác đè nặng, bóp nghẹt hoặc khó chịu, nóng bỏng hoặc siết chặt, tức… ở vùng trước tim hay sau xương ức kéo dài vài phút, ít khi quá 10 phút. Đôi khi không đau ngực nhưng đau vùng thượng vị (đau vùng trên rốn) dễ lầm lẫn với đau dạ dày.
- Cảm giác trên có thể lan tới cằm, hai chi trên, ra sau lưng, tới thượng vị nhưng không bao giờ quá rốn.
- Cơn đau thường xảy ra khi gắng sức hoặc về đêm. Bệnh nhân phải đứng hay nằm yên cho hết đau. Có thể kèm theo toát mồ hôi.
Các nguyên nhân trong lồng ngực gây đau ngực |
|
|
|
Đặc điểm của cơn đau thắt ngực điển hình và không điển hình |
|
|
|
- Hồi hộp (Palpitation)
- Xảy ra khi bệnh nhân biết được tiếng đập tim. Có thể do cung lượng tim gia tăng, do nhịp tim không đều, do nhịp tim đập nhanh (> 100/phút ở người lớn) hoặc tim đập chậm (< 60 lần/phút).
- Đôi khi cần ghi điện tâm đồ để xác định cơ chế của hồi hộp. Hồi hộp đơn độc ít có hậu quả, cần xác định nguyên nhân gây ra hồi hộp.
- Ho (cough)
- Ho xảy ra khi nằm do sung huyết ở phổi (hậu quả của suy tim).
- Thường là ho khan, ho có đàm trong. Có thể có kèm theo khái huyết (hemoptysis) và khó thở.
- Ngất (syncope)
- Ngất do tim thường do 2 nguyên nhân :
- Tim không duy trì được cung lượng cần thiết do một loại hoạt động của cơ thể.
TD : Ngất khi gắng sức
- Loạn nhịp tim làm mất đột ngột cung lượng tim.
- Các bệnh thường xảy ra ngất khi gắng sức có thể do nghẽn đường ra của thất trái (TD : hẹp van động mạch chủ, bệnh cơ tim phì đại), có thể nghẽn dòng chảy qua van 2 lá (TD : hẹp van 2 lá, u nhầy (myxoma) nhĩ trái), có thể do tăng áp động mạch phổi nặng.
- Loạn nhịp nhanh (TD : nhịp nhanh thất, rung thất) hoặc loạn nhịp chậm (TD : Blốc nhĩ thất hoàn toàn) có thể làm máu lên não không đủ gây ngất. Ngất do loạn nhịp có thể xảy ra trong lúc nghỉ hay gắng sức. Cơn Adams – Stokes là ngất do loạn nhịp chậm.
Bảng 1 : Một số nguyên nhân của ngất.
- Khiếm khuyết lượng dịch trong cơ thể : (Volume deficit)
- Mất máu
- Thiếu nước
- Bệnh Addison giảm lượng dịch
- Sốt cao nội mạch
- Bệnh thận làm mất muối
- Đái tháo nhạt (Diabetes insipidus)
- Tiểu nhiều: - do nguyên nhân bên ngoài
- do tiểu ra glucose
C. Do nóngtăng dung lượng
D. Thuốc hoặc độc tố làm dãn mạchcủa mạch
E. Ngất do hophân phối lượng
dịch không đúng
II. Ngất do thần kinh :
- Giảm cung lượng tim
(ngất do phản xạ vận mạch phó giao cảm vasovagal syncope)
- Tổn thương não
- Thiếu oxy trong máu (hypoxemia)
- Đường máu thấp (hypoglycemia)
- Co giật (động kinh)
- Suy hệ thần kinh tự chủ (Autonomic insufficiency)
- Đau
- Cơn Hysteria
III. Ngất do tim :
- Cơ học hay tắc nghẽn
* Hẹp van ĐMC
* Bệnh cơ tim phì đại
* U nhầy nhĩ trái
* Hẹp van 2 lá
* Thuyên tắc phổi nặng (massive pulmonary embolism)
* Tăng áp động mạch phổi
- Loạn nhịp tim
- Tím (cyanosis): Bình thường, độ bão hoà oxy máu động mạch là 95%, máu tĩnh mạch là 70%. Tím xảy ra khi độ bão hoà oxy máu động mạch dưới 85% hoặc có trên hay bằng 5g hemoglobin khử trong máu.
Cần phân biệt tím trung ương (central cyanosis) và tím ngoại vi (peripheral cyanosis)
Các nguyên nhân của tím trung ương là:
- Bệnh tim nẩm sinh có luồng thông phải trái
- Lỗ dò động mạch, tĩnh mạch phổi
- Bệnh phổi nặng làm giảm oxy máu
Biểu hiện của tím trung ương là da và niêm có màu tím ở toàn bộ cơ thể. Thường có kèm theo đa hồng cầu (Polycythemia) và ngón tay, ngón chân dùi trống (clubbings).
Tím ngoại vi khu trú ở bàn tay, bàn chân, chót mũi, vành tai và môi. Thường do giảm nặng tuần hoàn hệ thống (TD: suy tim, sốc) hay do tắc động mạch ngoại vi, các chi thường lạnh và nổi bông. Không có kèm ngón tay dùi trống.
- Toát mồ hôi: Thường gặp ở bệnh nhân lo lắng hay đau ngực. Cơn đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim cấp thường có các triệu chứng này. Đây cũng là biểu hiện của cường giáp, thường có mồ hôi ấm.
- Da tái: Do co mạch ngoại vi. Thường xảy ra ở bệnh nhân suy tim hay sốc.
Một vài nguyên nhân của tím
I. Tím trung ương: (tím toàn diện)
- Giảm độ bão hoà oxy máu (<85%)
- 1.Bệnh phổi
- 2.Luồng thông (Shunts) động mạch tĩnh mạch phổi
- Bẩm sinh
- Mắc phải
- Gia tăng nồng độ hemoglobin khử (> 5g%)
- Đa hồng cầu
- Hemoglobin bất thường
II. Tím ngoại vi ( dòng chảy chậm làm gia tăng thu hút oxy)
- Suy tim sung huyết
- Tăng đậm độ máu
- Bệnh tắc tĩnh mạch
- Hạ huyết áp
- Co mạch ngoại vi
- Thuốc
- Lạnh
- Lo lắng
- Dùi trống (ngón tay, ngón chân):
Xảy ra ở bệnh tim mạch ( bệnh tim bẩm sinh tím), viêm nội tâm mạc nhiễm trùng, lỗ dò động tĩnh mạch phổi và bệnh phổi ( dãn phế quản, áp xe phổi, tràn mủ màng phổi).
Ngón tay ngón chân phồng ra giống như đầu dùi trống. Góc Lovibond ( tạo bởi móng tay và phần da sát móng tay) trên 1800. Cơ chế chưa rõ, có thể do gia tăng lượng máu do nhiều luồng thông động tĩnh mạch đến đầu chi.
- Bệnh lý mạch máu Chi:
- Suy Động mạch:
- Động mạch ở chi có thể tắc một phần hay tắc hoàn toàn, có thể xảy ra cấp tính hay từ từ.
- Suy động mạch mãn có thể do thoái hoá hay viêm thành động mạch. Các triệu chứng của suy động mạch chi mãn gồm có:
- Teo cơ và mô mềm
- Da mỏng và bóng
- Móng tay chân dày, thô, có đường ngang và cong lên
- Phù nhẹ
- Lạnh chi
- Tái nặng khi nâng cao chi lên
- Tĩnh mạch nông xẹp
- Thời gian đổ đầy máu tĩnh mạch giảm
- Nâng cao chi lên ( để dồn máu tĩnh mạch nông về tĩnh mạch chủ), bình thường chỉ cần dưới 10 giây sau khi hạ chi xuống, máu đã đổ đầy tĩnh mạch nông.
- Các triệu chứng của bệnh nhân mới bị suy động mạch có thể chỉ hiện rõ khi vận động
- Lúc đó có thể thấy 3 triệu chứng chính
- Da tái ở phần xa của chi
- Mất mạch
- Âm thổi ở mạch không nghe được lúc nghỉ ngơi, sau vận động nghe được.
- Khi suy động mạch mãn tính đã đến giai đoạn nặng, có thể có:
- Da xám, lốm đốm, hơi xanh, không thay đổi theo tư thế của chi.
- Loét giữa các ngón hay ở đầu ngón (tay, chân)
- Hơi đau khi ấn
- Mất cảm giác
Khi có các triệu chứng này, là sắp bị hoại thư (gangrene).
- Các triệu chứng của tắc mãn tính chỗ phân đôi động mạch chủ (Hội chứng Leriche) bao gồm:
- Mất mạch bẹn
- Cơn đau cách hồi ( intermittent claudication) lan tới mồng
- Bất lực
- Các triệu chứng của tắc động mạch cấp bao gồm:
- Đau dữ dội phần chi dưới chỗ tắc
- Da tái, tím và mất mạch
- Có thể đau nhẹ và mất cảm giác
- Tĩnh mạch dãn (varicose veins)
Thường được dùng để chỉ dãn tĩnh mạch nông cẳng chân. Vận tốc máu chảy trong tĩnh mạch dãn chậm có áp lực trong lòng mạch cao. Có thể dãn nguyên phát do bệnh lý của thành tĩnh mạch và van tĩnh mạch, có thể thứ phát do bị nghẽn ở tĩnh chủ, tĩnh mạch chân, hay tĩnh mạch bẹn.
Cẳng chân thường bị phù, xậm màu, có thể có vết loét da. Một trắc nghiệm để biết van tĩnh mạch xuyên – communicating veins – (nối liền tĩnh mạch nông và tĩnh mạch sâu) còn tốt hay không:
- Trắc nghiệm Trendelendurg:
Bệnh nhân nằm; nâng cao cẳng chân để máu chi dưới dồn về tĩnh mạch chủ; dùng một dây cột quanh đùi (để ngăn máu tĩnh mạch nông). Khi bệnh nhân trở lại tư thế đứng, van tĩnh mạch xuyên bị hư, sẽ để máu chảy từ tĩnh mạch sâu về tĩnh mạch nông, làm tĩnh mạch dãn nổi rõ ( mặc dù garrot ở đùi).
Để khảo sát tĩnh mạch sâu có nghẽn không, cách tốt nhất hiện nay là dùng siêu âm doppler mạch máu.
Huyết khối ở tĩnh mạch, có thể xảy ra cấp tính: viêm tắc tĩnh mạch (Thrombophlebitis) có thể không có triệu chứng (trước kia gọi là huyết khối tĩnh mạch – Phlebothrombosis) có thể có ở tĩnh mạch nông hay tĩnh mạch sâu.
- Triệu chứng của viêm tắc tĩnh mạch sâu: đau, sưng, nóng vùng chi bị tắc. Tĩnh mạch nông có thể dãn. Tuy nhiên chi còn cảm giác. Có thể có phản xạ co động mạch làm mất mạch phía dưới chi bị sưng. Phân biệt với tắc động mạch cấp là ở bệnh này, chi không sưng.
- Triệu chứng của huyết khối tĩnh mạch sâu:
- Có thể hoàn toàn không có triệu chứng, chỉ khi có biến chứng thuyên tắc phổi, làm siêu âm tĩnh mạch mới biết.
- Có thể có ít triệu chứng như: hơi đau dọc theo vùng mạch máu khi bóp; hơi sưng vùng chi, biết được bằng đo so sánh 2 bên; sốt nhẹ và tim đập nhanh không cắt nghĩa được; phù rất nhẹ vùng cổ chân.
14.PHÙ:
Phù có thể gặp trong một số nguyên nhân sau:
- Phù do suy tim: thường xảy ra vào buổi tối, bắt đầu ở chân, bệnh nhân thường than phiền là đi giày chật, phù đối xứng. Khi suy tim nặng bệnh nhân sẽ phù thêm ở đùi, bộ phận sinh dục, bụng, mặt; những trường hợp nằm lâu phù chủ yếu ở vùng xương cùng. Ở trẻ em, phù do suy tim xuất hiện đầu tiên ở mặt và mi mắt. Phù thường giảm khi bệnh nhân nằm nghỉ, tăng khi ăn mặn. Ban đêm do lượng máu về tim tăng khi nằm nên bệnh nhân hay có triệu chứng tiểu đêm đi kèm. Thường bệnh nhân hay có triệu chứng khó thở đi kèm và xảy ra trước khi phù; điều này gợi ý bệnh nhân có rối loạn chức năng thất trái, hẹp van 2 lá hoặc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính kèm tâm phế mạn. Phù do tim mà không có triệu chứng khó thở khi nằm đầu thấp đi kèm sẽ gợi ý bệnh nhân có hẹp hoặc hở van 3 lá, viêm màng ngoài tim co thắt, u xâm lấn tĩnh mạch chủ dưới hoặc nhĩ trái.
- Phù do thận: thường xảy ra vào buổi sáng, sau khi thức dậy. Phù bắt đầu ở mi mắt, mặt, sau đó nếu phù nặng sẽ tiến dần đến phù bụng, bộ phận sinh dục, chi. Thường phù đối xứng. Phù tăng khi ăn mặn. Hay có triệu chứng rối loạn về đi tiểu và nước tiểu đi kèm. Nguyên nhân thường là viêm cầu thận cấp, hội chứng thận hư, suy thận mạn.
- Phù xơ gan: thường bắt đầu ở bụng, sau đó nếu nặng mới phù toàn thân. Bệnh sử có vàng da.
- Phù do dinh dưỡng: thường bắt đầu ở mí mắt và mặt, nếu nặng phù toàn thân. Hay có những bệnh cảnh gây giảm protid máu đi kèm.
- Phù do dị ứng (phù Quinck): có thể phù khu trú hoặc phù toàn thân. Bệnh nhân thường có tiền căn tiếp xúc với các dị nguyên. Kèm theo là ngứa, đỏ da, nổi mề đay, nặng hơn là sốc. Giảm khi dùng anti-histamin hoặc corticosteroids.
- Phù áo khoác: phù ở mặt, cổ và chi trên. Nguyên nhân là do tắc tĩnh mạch chủ trên, gặp trong carcinoma phổi, lymphoma, túi phình quai động mạch chủ.
- Phù do huyết khối tĩnh mạch hoặc tắc mạch bạch huyết: thường phù khu trú ở chi. Có thể kèm theo triệu chứng đau chi.
- Phù do suy tĩnh mạch mạn tính: thường phù vào chiều tối, sau khi đứng lâu. Phù ở chân và đối xứng hai bên. Thường bệnh có tính chất gia đình và liên quan đến nghề nghiệp phải đứng hoặc ngồi lâu. Chân có những chỗ loét và sắc tố da thay đổi. Phù giảm khi nằm gác chân cao hoặc vào buổi sáng khi ngủ dậy
- Phù do thần kinh mạch máu: thường xảy ra từng đợt, sau khi bị căng thẳng về tinh thần hoặc ăn một loại thức ăn nào đó.
- Phù có chu kỳ, vô căn: thường liên quan tới chu kỳ kinh nguyệt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Phạm Nguyễn Vinh. Siêu âm tim và Bệnh lý tim mạch. Tập 2. 1999.
2. Phạm Nguyễn Vinh. Bệnh học tim mạch. Tập 1. 2008.
3. James C . Fang , Patrick T. O’ Gara. History and Physical Examination. BraunWald ‘S Heart Disease: A Textbook of Cardiovascular Medicine, Edited by Douglas P. Zipes . Elsevier Inc 11th ed 2019.